Giới thiệu
Aiptasia là một loại hải quỳ gây hại cho các bể cá san hô và nên được loại bỏ càng sớm càng tốt. Aiptasia thường có trong bể do bám theo đá sống khi được cho vào bể cá. Loài phổ biến nhất trong bể cá là Aiptasia pallida.
Thông thường, người chơi nên bắt đầu xem tảng đá sống có thể dính theo những sinh vật nào. Điều cần làm vào lúc này là loại bỏ nó vì hầu hết những sinh vật bám trên đá sống thường là Aiptasia hoặc Majano Anemone. Khi đã cho đá vào hồ và dán san hô, việc loại bỏ Aiptasia khó hơn rất nhiều so với việc loại bỏ nó ngay từ ban đầu. Do đó, điều quan trọng là cố gắng xác định bất kỳ polyp hoặc hải quỳ nào bạn nhìn thấy càng sớm càng tốt.
Trong tự nhiên Aiptasia phổ biến được tìm thấy ở vùng biển ôn đới và nhiệt đới. Chúng sống ở vùng đáy, trên rễ cây ngập mặn và các bề mặt cứng. Nhiều loài Aiptasia chứa tảo đơn bào dinoflagellate cộng sinh thuộc chi Symbiodinium sống bên trong các tế bào dinh dưỡng. Tảo giúp Aiptasia bằng cách cung cấp chất béo và đường được tạo ra thông qua quá trình quang hợp. Đổi lại Aiptasia cung cấp sự bảo vệ và chất dinh dưỡng vô cơ.
Các loài Aiptasia được coi là loài gây hại cho bể cá bởi sự phát triển rất nhanh và hung dữ. Nếu để yên, chúng có thể nhanh chóng lấn chiếm và vượt qua những loài san hô khác. Chúng có các tế bào châm chích (các tế bào tuyến trùng) chứa một loại chất độc rất mạnh khiến san hô và các động vật polyp khác phải rút lại. Aiptasia cũng có khả năng giết chết san hô, tôm, cua, ốc và thậm chí cả cá (nhưng không thường xảy ra). Aiptasia thường chích vì mục đích tấn công lẫn phòng thủ.
Aiptasia rất khó bị loại bỏ do khả năng mọc lại từ các đoạn rất nhỏ còn sót lại trên đá sau khi loại bỏ polyp. Mỗi phân đoạn nhỏ tái phát thành một polyp mới.
Sinh sản Aiptasia
Aiptasia có thể sinh sản cả hữu tính và vô tính.
Trong tự nhiên Aiptasia phổ biến được tìm thấy ở vùng biển ôn đới và nhiệt đới. Chúng sống ở vùng đáy, trên rễ cây ngập mặn và các bề mặt cứng. Nhiều loài Aiptasia chứa tảo đơn bào dinoflagellate cộng sinh thuộc chi Symbiodinium sống bên trong các tế bào dinh dưỡng. Tảo giúp Aiptasia bằng cách cung cấp chất béo và đường được tạo ra thông qua quá trình quang hợp. Đổi lại Aiptasia cung cấp sự bảo vệ và chất dinh dưỡng vô cơ.
Các loài Aiptasia được coi là loài gây hại cho bể cá bởi sự phát triển rất nhanh và hung dữ. Nếu để yên, chúng có thể nhanh chóng lấn chiếm và vượt qua những loài san hô khác. Chúng có các tế bào châm chích (các tế bào tuyến trùng) chứa một loại chất độc rất mạnh khiến san hô và các động vật polyp khác phải rút lại. Aiptasia cũng có khả năng giết chết san hô, tôm, cua, ốc và thậm chí cả cá (nhưng không thường xảy ra). Aiptasia thường chích vì mục đích tấn công lẫn phòng thủ.
Aiptasia rất khó bị loại bỏ do khả năng mọc lại từ các đoạn rất nhỏ còn sót lại trên đá sau khi loại bỏ polyp. Mỗi phân đoạn nhỏ tái phát thành một polyp mới.
Sinh sản Aiptasia
Aiptasia có thể sinh sản cả hữu tính và vô tính.
- Sinh sản vô tính
- Sinh sản hữu tính
Aiptasia sẽ sinh sản vô tính nhiều hơn trong điều kiện kém như khi bị động vật ăn thịt tấn công, ánh sáng yếu, trong điều kiện thiếu oxy, v.v. Trong điều kiện tốt, chúng sinh sẽ sinh sản hữu tính nhiều hơn.
Tài liệu tham khảo
A. Schlesinger, E. Kramarsky-Winter, H. Rosenfeld, R. Armoza-Zvoloni, and Y. Loya, "Sexual Plasticity and Self-Fertilization in the Sea Anemone Aiptasia diaphana," PLOS ONE, vol. 5, no. 7, p. e11874, 2010.